SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHIẾT XUẤT COLLAGEN CẦN THỦ TỤC GÌ?
Collagen là một thành phần quan trọng của cơ thể giúp xây dựng nên xương, khớp, cơ, gân, dây chằng và đặc biệt là da, tóc. Collagen có nhiều vai trò quan trọng khác nhau, bao gồm cung cấp cấu trúc cho da, tóc, giúp chống lão hoá, giúp da,tóc luôn tươi trẻ, đầy sức sống và giúp đông máu. Vậy thủ tục để sản xuất ra những thực phẩm chức năng có chiết xuất collagen như thế nào? Có khó không?
SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHIẾT XUẤT COLLAGEN CẦN THỦ TỤC GÌ?
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật An toàn thực phẩm 2012;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG – THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHIẾT XUẤT COLLAGEN
I. Điều kiện về nhà máy, nhà xưởng:
* Về cơ sở hạ tầng:
– Địa điểm môi trường:
+ Địa điểm, môi trường sản xuất có đủ điện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm. Các khu vực phụ trợ và thuận thiện cho hoạt động sản xuất và bảo quản phải đảm bảo.
+ Khu vực sản xuất đảm bảo sạch sẽ khô thoáng không úng trũng ngập nước, đọng nước.
+ Đặc biệt được sản xuất phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng hay vi sinh vật gây hại.
+ Cơ sở cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
+ Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
– Thiết kế nhà xưởng:
+ Nhà xưởng sản xuất phải được xây dựng thiết kế theo mô hình phù hợp, đủ diện tích để bố trí thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở.
+ Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đảm bảo quy chuẩn đúng nguyên tắc từ khâu đầu tiên lựa chọn nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng.
+ Có các phòng ban, khu vực từ nhà kho, phòng sản xuất kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh… mỗi khu vực phải được tách riêng biệt.
+ Có hệ thống đường đi nội bộ, khu vệ sinh, cống rãnh thoát nước thải đảm khảo khép kín, sạch sẽ.
+ Khu vực tập kết nước thải bên ngoài nhà máy đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
– Kết cấu nhà xưởng:
+ Kết cấu nhà xưởng vững chắc, phù hợp với tính chất quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm.
+ Toàn bộ vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn do các chất tẩy rửa, tẩy trùng gây ra và dễ lau chùi, dễ khử trùng.
+ Về tường nhà xưởng phải sạch, phẳng, không ẩm mốc, không rạn nứt, không dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.
+ Nền nhà phẳng, nhẵn, thoát nước tốt, không thấm và dễ làm vệ sinh.
– Hệ thống ánh sáng: Ánh sáng đảm bảo đủ đáp ứng cho yêu cầu sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Bóng đèn chiếu sáng phải được gắn hộ che chắn an toàn để tránh bị va đập vỡ.
– Hệ thống cung cấp nước: Đảm bảo đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm, và nhu cầu vệ sinh. Đảm bảo cung cấp đủ nước trong sinh hoạt, vệ sinh dụng cụ và người dùng trong quá trình sản xuất và phù hợp với quy chẩn kỹ thuật chất lượng ăn uống.
– Hơi nước và khí nén: Phải đảm bảo an toàn, sạch và không có khả năng gây bệnh. Hệ thống nước dùng có đường ống dẫn riêng. Tuyệt đối không được nối hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm với hệ thống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác.
– Hệ thống xử lý chất thải: Có đủ dụng cụ để xử lý giác thải theo quy chẩn, có ký hiệu phân biệt cho từng loại theo quy định của luật bảo vệ môi trường. Hệ thống xứ lý giác thải phải được hoạt động thường xuyên. Chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo chuẩn về vệ sinh môi trường.
– Phòng vệ sinh, đồ bảo hộ lao động: Nhà vệ sinh phải tách xa khu vực sản xuất thành phẩm và có thông gió. Tránh thông gió từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất, và có phòng thay trang phục bảo hộ lao động riêng.
+ Nhìn chung về quá trình sản xuất nguyên liệu, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hay toàn bộ những chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất gia công thực phẩm chức năng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn. Sản phẩm được đóng gói, không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
* Đối với thiết bị dụng cụ trong sản xuất:
– Thiết bị, dụng cụ được sử dụng trực tiếp phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất. Bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ sử dụng, dễ vệ sinh khử trùng, bảo dưỡng. Thiết bị, dụng cụ phải bền, khỏe, dễ di chuyển, dễ tháo lắp và làm vệ sinh.
– Cần có phương tiện rửa và khử trùng tay đầy đủ, xà phòng hoặc nước sát trùng, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm,iấy lau tay sử dụng một lần hoặc máy sấy khô tay.
– Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm đầy đủ và phù hợp, có thể được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, sử dụng bền khỏe. Dễ vệ sinh và không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại.
– Phòng chống côn trùng và động vật gây hại bằng thiết bị có hiệu quả, không nên sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất.
– Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường, dụng cụ tối tân và an toàn. Có thiết bị giảm sát chất lượng, an toàn thực phẩm và được kiểm nghiệm thường xuyên. Các thiết bị sử dụng đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cá nhân được phép kiểm nghiệm khác.
– Việc sử dụng chất tẩy rửa và sát trùng phải đáp ứng được đựng trong bao bì dễ nhận biết và được phép sử dụng. Có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm cho từng loại.
II. Điều kiện về hồ sơ pháp lý:
Đây là điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng quan trọng thiết yếu nhất của một nhà máy gia công. Theo đó, cơ sở cần có chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP) khi sản xuất thực phẩm chức năng được miễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
– Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại thông tư số 26/2012/TT – BYT
– Sản phẩm chức năng phải được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại nghị định 38/2012/ NĐ – CP quy định cho tiết thi hành luật an toàn thực phẩm.
Thông thường, để được công bố cấp phép hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng sẽ do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VFA) cấp phép. Theo đó, hồ sơ pháp lý để được hoạt động sản xuất cần có đầy đủ các loại:
– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân)
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu an toàn
– Kế hoạch giám sát định kỳ và phải có xác nhận của tổ chức hay cá nhân
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
– Giấy đăng ký kinh doanh theo quy chuẩn của bộ y tế cấp
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu.
– Giấy chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức hay cá nhân. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHIẾT XUẤT COLLAGEN
Cần có những tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, nhà sản xuất
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)
+ Mẫu nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng
+ Bản giải trình công dụng của sản phẩm
+ Tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm
THỦ TỤC CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHIẾT XUẤT COLLAGEN
+ Bước 01: Tạo tài khoản của doanh nghiệp trên trang của cục:
+ Bước 02: Đăng nhập và tạo hồ sơ trực tuyến (tải lên file excel và các giấy tờ như trên dưới dạng pdf):
+ Bước 03: Nộp phí thẩm định trực tuyến
+ Bước 04: Chỉnh sửa hoặc bổ sung (nếu có yêu cầu từ cục), sau đó tải lên lại hồ sơ
+Bước 05: Nộp phí cấp hồ sơ
+ Bước 06: Nhận kết quả hồ sơ (tải xuống từ trang của cục)
IV. TẠI SAO QUÝ KHÁCH HÀNG NÊN LỰA CHỌN ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI?
* Thời gian thực hiện: 5 – 7 ngày làm việc
* Hoàn tất toàn bộ thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho khách hàng, cụ thể:
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ. Theo dõi và nhận kết công việc;
– Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả trong thời gian nhanh nhất (nếu có).
V. DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI HM LAW
Ngoài ra đá gà trực tiếp thomo còn cung cấp các dịch vụ pháp lý:
Mọi thông tin thắc mắc về thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW
Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0987531612
Email: [email protected]
Xem thêm : //mamaoye.com/giay-phep-cong-bo-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-thuc-pham-chuc-nang-nam-2024/